[Review Sách] Nhà giả kim

41MhCmVyadL

Một cái tên sách ngắn gọn và danh tiếng best seller tạo cho mình tò mò không hề nhẹ về thể loại, nội dung khi cầm trên tay cuốn sách Nhà giả kim bản tiếng Anh photo ké của ông anh mình. Nhà giả kim là một câu chuyện ngụ ngôn, thần thoại kể về câu bé chăn cừu Santiago quyết định lên đường theo đuổi kho báu trong giấc mơ của mình, cũng chính là suy nghĩ của tác giả khi ông viết cuốn sách này lúc còn trẻ. vượt qua những định kiến, xiềng xích vô hình của gia đình, xã hội để theo đuổi ước mơ.

Cuốn sách vẽ nên một câu chuyện dễ đọc, dễ lôi cuốn người đọc theo chuyến hành trình để tìm ra kho báo bí ẩn kia ở kim tự tháp là gì. Xuyên suốt chuyến hành trình đó, bên cạnh nhân vật Santiago xuất hiện nhiều nhân vật mang đến cho ta thấy những cái nhìn nhận khác nhau về ước mơ của bản thân mỗi con người, ở mỗi giai đoạn, chặng đường tiếp cận với ước mơ đó, như ông chủ tiệm ly pha lê, giấc mơ đối với ông như một lý do để duy trì cuộc sống hiện tại, nhưng lại không dám hiện thực hóa nó vì sợ sẽ mất đi động lực hiện tại.

Xuyên suốt câu chuyện thần thoại, tác giả lòng ghép vào những triết lý, bài học sâu xa mà hầu hết ai trong chúng ta đều gặp phải trường con đường của mình: tìm ra và hiện thực “personal legend” của mình, theo đuổi ước mơ thì cả vũ trụ cũng sẽ giúp đỡ bạn – nghe có chút gì đó hão huyền nhưng lại thực tế vô cùng, chỉ khi bạn bắt tay vào hiện thực ước mơ của mình, bạn sẽ gặp được những cơ hội, nhưng bài học và những người thầy trên con đường hiện thực ước mơ ấy.

Cuốn sách cũng khắc họa hình ảnh về 2 người có cách học đối lập nhau, một người học qua những cuốn sách, người còn lại thì thông qua quan sát cuộc sống bên ngoài, vì mỗi người thuộc về 1 loại trí thông minh khác nhau, nên bản thân không nên rập khuôn, đi theo lối mòn của ai đó mà hãy trải nghiệm, tìm ra con đường học phù hợp với chính mình.

Câu chuyện được thổi vào những yếu tố thần thoại, làm cho chuyến hành trình của cậu bé chăn cừu có phần dễ dàng, lý tưởng hóa, những có lẽ vì thế mà cậu chuyện sẽ truyền lửa, như 1 cú đẩy nhẹ cho những ai đang đước trước ngã rẽ có nên theo đuổi ước mơ của mình, điều luôn có sắn trong tâm trí của mỗi con người, và có lẽ vì vậy mà nó được nhiều người đón nhận và góp mặt vào hàng ngũ những tác phẩm best seller

Thông tin sách tiếng Việt

Nhà giả kim – the alchemist

Tác giả: Paulo Coelho

Nhà xuất bản Nhã Nam và Văn Học

Biên dịch: Lê Chu Cầu

[Review sách] Nếu biết trăm năm là hữu hạn

InstagramCapture_1a4e9b3f-bbdb-4bcd-ade5-7a79dfdae076

Tôi đọc cuốn sách này khi đang trên đoàn tàu từ Nha Trang trờ về thành phố sau kỳ nghĩ lễ. Đối với bản thân tôi, Trải nghiệm nó mang lại cho tôi ví như một cây kem ốc quế mà thuở nhỏ mình từng say mê, nó đâu đó gợi nhớ lại hình ảnh, cách suy nghĩ của mình qua từng giai đoạn, độ tuổi thời trẻ trâu.

Cuốn sách này tôi nghĩ sẽ phù hợp với các bạn ở độ tuổi “mực tím”, độ tuổi đang định hình bản thân, dễ tổn thương và bỡ ngỡ trước những khía cạnh rộng lớn của cuộc sống. Cuốn sách sẽ là những lời khuyên, là người bạn đồng hành trước những câu hỏi của bản thân, như những lời thủ thỉ, giải thích nhẹ nhàng của một người anh, người chị từng trải và tâm lý. Vì đâu phải ai cũng có được một con người tâm lý, hiểu chuyện để giải đáp những thắc mắc, suy tư khi ở độ tuổi mới lớn trong cuốc sống nhanh ngày nay.

Tôi sẽ recommend cuốn sách này cho những người em, người bạn ở độ tuổi ấy, một cuốn sách dễ đọc, dễ cảm, và là bước đệm để hình thành niềm yêu thích đọc sách, Mỗi thời kỳ trong cuộc đời ta, đều có những cuốn sách đánh dấu từng giấu mốc của sự trưởng thành, những hình dạng mới trong suy nghĩ của bản thân chúng ta.

[Review sách] Vang bóng một thời

yaot

Cuốn sách của Nguyễn Tuân gây ấn tượng vói tôi từ ngay tựa đề – Vang bóng một thời. Cuốn sách tập hợp loạt chuyện ngắn của ông đem đến cho ta thấy cái đẹp “váng bóng” – những cái đẹp hầu như đã dần mất đi trong sự tiếc nuối của chính Nguyễn Tuân.

Cái đẹp đầu tiên chính là tác giả Nguyễn Tuân, với giọng văn trào phúng, ông đem đến cho người đọc những tác phẩm chuyện ngắn được xây đưng hết sức tỉ mỉ, sinh động, với những từ ngữ của thế hệ trước khiến cho ta tò mò về chính tiếng Việt dường như đã quá quen thuộc.

Cái đẹp thứ hai đọng lại trong tôi đó chính là nét đẹp về tinh thần làm việc của con người. Ở thời kỳ nào cũng vậy,luôn tồn tại đã những con người dốc hết tâm huyết, nỗ lực cho công việc, niềm đam mê của họ. Nét đẹp đó biểu hiện qua ông đao phủ trong chém treo ngành, không có ngành nghề nào là thấp kém, nhàm chán nếu người ta biết vươn đến cái “đỉnh”. Đối với tôi, hình ảnh một người tập trung cao độ, giành hết tâm trí cho một công việc gì đó đều toát lên vẻ đẹp khó cưỡng.

Những nét sinh hoạt xưa cũng là một diều khiến tôi thấy thích thú. Tiêu biểu là trò chơi thả thơ, kết hợp tổ tôm với thơ ca, và dù thắng hay thua thì mọi người đều lấy về cho mình một  câu thơ để ngâm nga. Hay như hình ảnh sĩ tử lều chõng đi thi bên trường thi trang nghiêm, cách những con người có học đối đáp tài tình, những hình ảnh đã từng làm tôi thích thú khi coi bộ phim “Lục Vân Tiên”. Một trong những đoạn tôi ấn tượng là cái hình ảnh ông Đầu Xứ Em khi xuống đò, biết là cậu học trò xuống tỉnh thi, mấy người hàng xáo ghé đò xuôi chợ “không nhao nhao lên nữa … học ra vẻ nể nang, ngồi thu hình lại, quơ lại một góc mấy lũ tay nải và bị cói, cốt để dọn cho cái người có chữ kia một chổ ngồi rộng rãi”. Qua đó ta thấy được hình ảnh một xã hội vẫn còn đề cao cái chữ, đề cao người tài.

Đọc “Vang bóng một thời” để ta thấy hình ảnh xả hội xưa, để thấy những con người, những nét văn hóa chỉ còn lưu lại qua những con chữ.

[Review sách] cuộc cách mạng Một-cọng-rơm

Cuốn sách “Cuộc cách mạng Một-cọng-rơm” của ông Masannobu Fukuoka kể lại câu chuyện cuộc đời ông và tâm huyết với nông nghiệp tự nhiên. Với một người sống và lớn lên ở nơi thành phố đô thị chật chội, cuốn sách đưa tôi tới thế giới nông nghiệp và thiên nhiên theo một cách nhẹ nhàng, dễ tiếp cận cũng như những triết lý về cách sống, quan nhân sinh của con người..

Theo quan niệm của ông, con người không nên xem mình là một loài động vật siêu việt. là “chúa trời” đứng trên tự nhiên mà nên chỉ đóng vai trò là một mắc xích trong hệ thống tự nhiên. Ông đã chứng minh quan niệm của mình với phương pháp “không làm gì cả”,: nông nghiệp không cần tới cày sới đất, không phân hóa học hay phân ủ, không thuốc diệt cỏ. Phương pháp nông nghiệp hiện đại nơi mà con người đóng vai trò như chúa trời, tác động tới thiên nhiên theo mục đích bằng những công cụ của mình, trong khi vai trò của người nông dân trong phương pháp nông nghiệp tự nhiên của Fukuoka chỉ là người “sắp xếp” nhưng mảnh ghép yếu tố tự nhiên như xen canh, luân canh cây cỏ sao cho phù hợp nhất.

Qua câu chuyện của ông về nông nghiệp, tôi rút được những bài học rộng hơn:

  • Những phương pháp mà đôi khi ta tin là chân lý, là thành quả sáng tạo tiến bộ thực chất chỉ là 1 chuỗi những giải pháp – bản vá cho những sai lầm của bản thân khi tiếp cận một vấn đề nào đó – Think out of the box
  • Người ta luôn có xu hướng chọn những phương pháp mà họ tin là nhanh và dễ dàng nhất, ngại thay đổi, áp dụng những thứ tốt hơn do nhiều yếu tố như niềm tin hay sự huyễn hoặc của 1 nhóm nào đó vì lợi ích của họ.
  • Sự sai lầm khi áp dụng phương pháp khoa học chuyên môn hóa về 1 yêu tố khi nghiên cứu những vấn đề chịu sự tác động của nhiều yếu tố (đơn củ với tự nhiên: dựa trên

Tuy còn đôi chỗ đối lập với ông về tư tưởng, nhưng tôi vẫn luôn ngưỡng mộ những con người như ông Fukuoka, hay ông Jiro – nghệ nhân sushi mà mình được xem qua 1 bộ phim tài liệu. Họ luôn xác định cho mình những nguyên tắc sống, kiên trì theo đuổi một cách bền bỉ để chứng minh điều đó trong công việc, cuộc sống, biến nó thành triết lý sống và không bao giờ hài lòng, tự mãn với thành quả, Làm được như vậy, mỗi người đã bước gần hơn tới thành công cho dù đi trên con đường nào đi nữa.